Đá Sphene là một khoáng chất Titanite giàu Titanium. Đây cũng là loại đá rất hiếm có màu sắc phong phú như vàng, nâu, xanh lục và đỏ. Đá Sphene có độ phân tán cao và có độ bóng, lấp lánh như kim cương nên được các nhà sưu tập đánh giá cao.
Nội Dung Bài Viết
Đá Sphene là gì?
Đá Sphene có công thức hoá học là CaTiSiO5 (Canxi Titan Silicat). Do chứa hàm lượng cao Titanium mà Sphene còn có tên gọi khoa học là Titanite.
Sphene có đặc tính phân tán ánh sáng cao, nên khi được cắt rực rỡ đá có thể tạo ra được ánh lửa tương tự như ánh lửa của kim cương.
Đá Sphene có màu sắc đa dạng, thích hợp dùng làm đá gắn lên các món trang sức.
Các nhà khoa học đã sử dụng Sphene làm máy đo niên đại địa chất và máy đo nhiệt áp.
Tính chất vật lý và tính chất hóa học của đá Sphene
Công thức hóa học | CaTiSiO5 (Canxi Titan Silicat) |
Cấu trúc tinh thể | Hệ đơn nghiêng, platy |
Màu sắc | Vàng, nâu, xanh lục, đỏ |
Độ cứng trên thang Mohs | 5 -5.5 điểm trên thang Mohs |
Độ bóng | Cao |
Chỉ số khúc xạ | 1.843 – 2.110 |
Khối lượng riêng | 3.52 – 3.54 |
Phân tách tinh thể | Tốt |
Trong suốt | Trong suốt đến mờ đục |
Huỳnh quang | Không có |
Khúc xạ kép hoặc lưỡng chiết | 0.100 – 0.192 |
Ý nghĩa và công dụng của đá Sphene
Đá Sphene là một viên đá êm dịu và nhẹ nhàng, bảo vệ người đeo khỏi những năng lượng tiêu cực. giúp tư duy trở nên sáng tạo, logic và rõ ràng hơn. Ngoài ra, Sphene có thể giúp làm giảm căng cơ, sốt và viêm mô.
Đá Sphene đem lại tác dụng tối ưu nhất khi làm thành trang sức như nhẫn, bông tai hoặc dây chuyền để luôn đeo trên người.
Đá Sphene hợp với cung nào?
Đá Sphene là một lựa chọn hoàn hảo cho những người thuộc cung hoàng đạo Thiên Bình, Nhân Mã và Kim ngưu. Loại đá này có thể giúp bạn làm sạch tâm trí, nhìn xa trông rộng, tăng cường trí nhớ và kích thích sự sáng tạo cho người sở hữu đá.
Sphene là lựa chọn thay thế tuyệt vời cho đá Peridot khi dùng để kỷ niệm 16 năm ngày cưới thay cho Peridot.
Đá Sphene hợp với mệnh gì?
Đá Sphene có nhiều màu sắc đa dạng nên hợp với nhiều mệnh khác nhau. Những viên đá màu xanh lục sẽ hợp với người mệnh Hỏa. Sphene màu vàng, nâu hợp với mệnh Kim và màu đỏ dành cho mệnh Thổ.
7 cách bảo quản và làm sạch đá Sphene
Đá Sphene có độ cứng thấp nên loại đá này cần được chăm sóc cẩn thận để tránh bị hư hỏng. Với 7 cách bảo quản và làm sạch dưới đây, có thể giúp đá của bạn luôn giữ được độ bóng, màu sắc và tuổi thọ lâu dài.
- Bụi trong nhà có chứa các tinh thể thạch anh siêu nhỏ với độ cứng đạt điểm 7 trên thang Mohs, vì vậy khi lau bụi trên đá Sphene cũng có thể làm cho đá trầy xước. Cách tốt nhất là sử dụng xà phòng nhẹ và vải mềm để vệ sinh.
- Khi vệ sinh Sphene cần phải rửa kỹ để loại bỏ hết cặn xà phòng còn dính trên viên đá.
- Không để đá tiếp xúc với hóa chất gia dụng, axit hoặc nhiệt độ cao.
- Không nên sử dụng chất tẩy rửa siêu âm để vệ sinh loại đá này,
- Trước khi tập thể dục, vệ sinh hoặc tham gia các hoạt động thể chất như thể thao, thì luôn phải tháo các loại trang sức gắn đá Sphene.
- Sphene có thể dễ dàng bị trầy xước bởi những đá quý cứng hơn, vì vậy hãy cất giữ viên đá này xa các loại đá quý khác.
- Tốt nhất hãy bảo quản đá quý này trong vải mềm hoặc đặt đá trong hộp trang sức có lót vải.
Yếu tố đánh giá chất lượng đá Sphene
Màu sắc
Đá Sphene có rất nhiều màu sắc như màu vàng, xanh lục, nâu hoặc đỏ và các sắc thái của từng viên đá sẽ khác nhau. Màu xanh lục đậm còn được gọi là Chrome Sphene, do chất tạo màu cho viên đá này là Crom.
Chrome Sphene và Sphene màu vàng lục là những màu đá được ưa chuộng và săn tìm nhất. Đá Sphene màu đỏ đôi khi sẽ được gọi là “Greenovite” với tạp chất tạp chất Mangan tạo ra màu của viên đá này.
Độ tinh khiết
Những viên đá Sphene không có tạp chất sẽ rất hiếm và đa số những tạp chất này có thể nhìn thấy được bằng mắt. Loại đá này có kích thước trên 5 carat cũng rất hiếm và được đánh giá cao. Sphene có ánh kim cương kết hợp độ tán sắc cao, khiến viên đá này trở thành một loại đá quý hấp dẫn.
Giác cắt
Đá Sphene được cắt theo nhiều hình dạng mặt khác nhau để thể hiện được hết độ phân tán anh sáng cao và độ bóng. Sphene hay được cắt theo các kiểu cắt hình bát giác, hình Trillions, hình vuông, hình tròn, hình bầu dục và hình quả lê … Trong khi những viên đá trong mờ đến mờ đục thường được cắt theo dạng Cabochon.
Trọng lượng Carat
Cũng như đa số các loại đá quý khác, đá Sphene với trọng lượng carat càng cao thì càng có giá trị.
Đá Sphene có qua xử lý không?
Đá Sphene thường không được áp dụng phương pháp xử lý đá quý, mặc dù màu sắc của đá có thể thay đổi thành đỏ hoặc cam nếu sử dụng phương pháp xử lý nhiệt. Hầu hết các viên Sphene màu đỏ hoặc cam đều là những loại đá tự nhiên.
Phân biệt đá Sphene với một số loại đá quý khác
Đá Sphene có thể bị nhầm lẫn với đá Scapolite, Apatit và thạch anh. Tuy nhiên, Sphene có chỉ số khúc xạ cao hơn hẳn 3 loại đá kể trên.
Loại đá này có cấu trúc hóa học tương tự với một số loại đá quý màu vàng như Tilasite, Malayaite và Fersmantite, Chrysoberyl, Dravite, Heliodor, Scheelite, Topaz, Zircon và Idocrase.
Đá Sphene có thể được xác định bởi độ bóng cao và độ phân tán ánh sáng cao, cho ra lửa cực mạnh sau khi cắt đa cạnh (facets).
Có chỉ số khúc xạ tương tự như đá Zicron, nhưng Sphene lại có độ cứng thấp hơn Zircon (Sphene được từ 5 – 5.5 điểm, còn Zicron có độ cứng từ 6.5 – 7.5 điểm).
Trang sức đá Sphene
Chỉ số khúc xạ ánh sáng, độ tán sắc và độ bóng cao khiến đá Sphene trở thành một viên đá quý tuyệt đẹp khi làm trang sức. Trang sức Sphene ít được bày bán do độ hiếm có khó tìm của loại đá này. Hơn nữa, do Sphene có độ cứng không cao nên ít được dùng làm các món trang sức đeo thường xuyên như nhẫn.
Với độ sáng chói vượt trội, những viên đá Sphene được cắt gọn tinh xảo kết hợp cùng với các kim loại như bạch kim, bạc, vàng 18K, vàng 14K, vàng 10K sẽ tạo nên những chiếc nhẫn đá quý tuyệt đẹp.
Sphene tốt hơn hết nên được sử dụng để làm những món đồ trang sức ít bị tác động và va đập mạnh như bông tai, mặt dây chuyền, trâm cài tóc và vòng tay.
Lịch sử và nguồn gốc đá Sphene
Đá Sphene được biết đến từ năm 1787 và được đặt tên theo hàm lượng Titanium cao trong đá vào năm 1795 bởi Martin Klaproth. Năm 1801, loại đá này được đặt tên là Sphene bởi nhà khoáng vật học người Pháp tên Rene Just Hauy.
Năm 1982, Ủy ban về khoáng sản mới và tên khoáng sản Hiệp hội Khoáng vật học Quốc tế (CNMNC) đã quyết định sử dụng tên “Titanite” thay vì “Sphene”. Tuy nhiên, cả tên “Sphene” và “Titanite” vẫn tiếp tục được công nhận trong giới khoáng vật học và Sphene là thuật ngữ ngọc học được sử dụng thường xuyên nhất.
Đá Sphene được tìm thấy ở đâu?
Loại đá này được tìm thấy ở Brazil, Miến Điện (Myanmar), Ấn Độ, Kenya, Madagascar, Mexico, Áo, Sri Lanka (Ceylon) và Hoa Kỳ.