Đá Aragonite cover

Đá Aragonite – Đá Hoa Ưu Đàm: 1 viên đá gốc xà cừ độc đáo

Đá Aragonite có tên gọi tiếng Việt là đá Hoa Ưu Đàm, là một khoáng chất cacbonat và là một trong ba dạng tinh thể canxi carbonat được hình thành tự nhiên trong các loại vỏ nhuyễn như ngọc trai, san hô, đá vôi.

 

Đá Aragonite là gì?

Đá Aragonite có nhiều tên gọi khác nhau như đá xà cừ Arragonit, vôi cacbonat, pha lê Tchazar, Chimborazit, Winnieite, Igloit, Kypeite, Oserékite và Conchite. Viên đá này là một khoáng chất canxit, được hình thành độc đáo từ địa chất và sinh học.

Đá Aragonite là gì

 

Tính chất vật lý và tính chất hóa học của đá Aragonite

Thành phần hóa học CaCO3
Màu sắc Trải dài từ không màu đến trắng, xám, vàng, nâu, xanh lục, xanh lam, đỏ hoặc màu oải hương.
Độ cứng 3,5 – 4 điểm trên thang Mohs
Cấu trúc tinh thể Trực thoi
Độ bóng Ánh thủy tinh đến nhựa
Trong suốt Trong suốt đến mờ đục
Khối lượng riêng 2,93 – 2,947
Chỉ số khúc xạ 1,530 – 1,685
Sự phân tách Rõ ràng
Màu vết vạch Trắng
Vết vỡ Dạng vỏ sò
Đa sắc Không
Lưỡng chiết 0,155
Hiệu ứng quang học Chatoyancy
Huỳnh quang Dưới tia LW-UV: Xuất hiện màu hồng nhạt, vàng, xanh lục, nâu hoặc xanh lam.

Dưới tia SW-UV: Xuất hiện màu vàng, nâu vàng, trắng hoặc đỏ hồng.

 

Ý nghĩa và công dụng của Aragonite

Tác dụng chữa bệnh thể chất

Tương tự các loại đá quý khác, đá Aragonite được cho là một viên đá chữa bệnh hiệu quả, giúp cân bằng hệ thống miễn dịch, cung cấp vitamin, thúc đẩy quá trình hồi phục xương gãy, làm lành vết thương, ngăn nhiễm trùng hoặc điều trị hội chứng rung chân.

Tác dụng chữa bệnh thể chất của đá Aragonite

 

Tác dụng chữa bệnh tinh thần

Về mặt tinh thần, đá Aragonite mang lại năng lượng tích cực, nâng cao trí thông minh và sự minh mẫn, giúp cho chủ nhân có sự kiên trì, kỷ luật, cân bằng được cảm xúc và tiếp thêm động lực để đạt được mục tiêu trong công việc.

Tác dụng chữa bệnh tinh thần của đá Aragonite

 

Đá Aragonite hợp mệnh gì?

Theo phong thủy, đá Aragonite tượng trưng cho sự trung thực, sự đồng cảm, chuyển hóa năng lượng tích cực và thu hút may mắn cho những người thuộc mệnh sau:

  • Mệnh Kim: phù hợp với viên đá màu vàng, nâu, trắng và xám.
  • Mệnh Mộc: phù hợp với đá màu xanh lục hoặc xanh lam.
  • Mệnh Thủy: thích hợp với những viên màu trắng, xám và xanh lam.
  • Mệnh Hỏa: phù hợp với những viên đá màu đỏ, xanh lục hoặc tím.
  • Mệnh Thổ: thích hợp với các viên đá màu tím, vàng, đỏ và nâu.

Đá Aragonite hợp mệnh gì

 

Đá Aragonite hợp với cung nào?

Xuất hiện bên trong ngọc traisan hô, Aragonite được xem là viên đá khai sinh dành cho tháng 6 và là viên đá của cung Bạch Dương, thuộc hành tinh sao Hoả trong chiêm tinh học. Viên đá này sẽ giúp cho chủ nhân cân bằng cảm xúc, tăng khả năng tập trung, may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.

Đặc biệt, nhiều người còn sử dụng đá Hoa Ưu Đàm làm quà tặng trong các dịp đặc biệt như kỷ niệm 30 năm ngày cưới.

Đá Aragonite hợp cung nào

 

4 cách chăm sóc và vệ sinh đá Aragonite

Đá Aragonite khá mềm và giòn, được xếp hạng 3,5 – 4 điểm trên thang đo độ cứng Mohs. Để viên đá luôn giữ được độ bền, màu sắc và tránh trầy xước, bạn cần chú ý cách chăm sóc sau:

  • Làm sạch đá Aragonite với nước ấm, xà phòng dịu nhẹ và bàn chải mềm.
  • Tránh để đá Hoa Ưu Đàm tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa có nồng độ cao như axit hoặc các loại mỹ phẩm, kem dưỡng da.
  • Không sử dụng máy hơi nước hoặc sóng siêu âm để vệ sinh viên đá, gây nứt vỡ đá quý.
  • Bảo quản đá Aragonite trong hộp đựng trang sức có lót vải mềm, riêng biệt với các loại đá quý và trang sức khác.

cách chăm sóc và vệ sinh đá Aragonite

 

Yếu tố đánh giá chất lượng của đá Aragonite

Màu sắc

Đá Aragonite có màu sắc trải dài từ không màu đến trắng, cùng các tạp chất rực rỡ, tạo nên sự nổi bật. Các viên đá có sọc màu khi chưa trải qua quá trình xử lý nhiệt thường sẽ mang lại giá trị cao hơn.

Màu sắc đá Aragonite

 

Giác cắt

Đá Aragonite có độ cứng thấp nên hiếm khi được mài giác mà được ưa chuộng cắt theo kiểu cabochon hoặc mài giác thành các mẫu vật thô. Những viên Aragonite được mài giác sẽ có giá trị rất cao, được các nhà sưu tập săn lùng.

Giác cắt đá Aragonite

 

Độ trong suốt

Hầu hết, các viên đá Aragonite đều chứa các thể vùi nhỏ với kiểu dáng xếp lớp như bong bóng và có lẫn tạp chất cát, tạo nên màu nâu độc đáo. Trong khi các viên đá Hoa Ưu Đàm trong suốt ít phổ biến hơn, không chứa các tạp chất có thể nhìn thấy bằng mắt thường, mang lại giá trị cao.

Độ trong suốt của đá Aragonite

 

Trọng lượng

Các viên đá Aragonite chất lượng tốt được mài giác đều không màu và có trọng lượng dưới 15 carat. Viên Aragonite lớn nhất có trọng lượng lên đến 110 carat, được tìm thấy tại Cộng Hòa Séc.

Trọng lượng đá Aragonite

 

Đá Aragonite có được xử lý nhiệt?

Đá Aragonite thường trải qua quá trình xử lý nhiệt và nhuộm màu để tạo nên các màu sắc hấp dẫn như hồng hoặc xanh lục, tuy nhiên quá trình này có sự ảnh hưởng đến giá trị của viên đá. Bạn cần lựa chọn các cửa hàng trang sức đá quý uy tín và hỏi rõ thông tin về các phương pháp xử lý đã được áp dụng lên viên đá Aragonite trước khi quyết định mua.

Đá Aragonite có được xử lý nhiệt?

 

Giá trị đá Aragonite

Đá Aragonite là một loại đá quý có giá khá phải chăng, dao động từ 26 đến 260 USD mỗi carat. Những viên cabochon có giá khoảng 40-50 USD, trong khi các viên kim cương Aragonite thô được bán với mức giá 0,3 USD mỗi carat.

Giá trị đá Aragonite

 

Các loại đá Aragonite

  • Flos Ferri còn được biết đến với tên tiếng Việt là Hoa sắt: loại địa chất với các nhánh tinh thể mỏng, đan xen vào nhau tạo nên dạng Coralloidal như San Hô.
  • Piso Carolina: giống Oolitic hoặc Pisolite.
  • Tufa: loại chất hữu cơ được hình thành do sự lắng đọng hoặc kết tủa.
  • Mossottite hay còn gọi là Strontian Aragonite: loại đá giàu Strontium.
  • Zincian Aragonite (Nicholsonite): viên đá giàu kẽm.
  • Plumboan Aragonite (Tarnowitzite): loại đá Hoa Ưu Đàm giàu chì, có nguồn gốc từ Cerussite.
  • Stillatitius Lapis: có hình dáng như giọt nước với các màu sắc độc đáo.
  • Onyx Mexico: viên đá có cấu tạo nhiều lớp với dải màu tương tự đá cẩm thạch.

Các loại đá Aragonite

 

Các loại đá quý chứa Aragonite

Nhiều loại đá quý chứa khoáng chất Aragonite được tìm thấy từ đại dương như ngọc trai và san hô. Động vật thân mềm phát triển thành ngọc trai với các lớp tiểu cầu Aragonite và Conchiolin xen kẽ, được xếp chồng lên nhau tạo nên một chất hữu cơ liên kết. Sự kết hợp này tạo ra bề mặt ngọc trai đặc trưng, được gọi là Nacre. Trong khi san hô là động vật biển có bộ xương được hình thành từ canxi cacbonat cứng, là một lưới tinh thể Aragonite hình kim đan xen vào nhau.

Ammolite Canada là một loại khoáng chất chứa Aragonite, có lớp vỏ nhuyễn óng ánh được tạo nên từ đá Hoa Ưu Đàm cùng các khoáng chất khác như canxit, silica và pyrit. Những loại đá quý phi hữu cơ có chứa Aragonite được biết đến phổ biến là đá ba màu với màu nâu từ Aragonite, vàng từ tạp chất canxit và màu xám từ khoáng chất đá vôi.

Các loại đá quý chứa Aragonite

 

Ứng dụng trong công nghiệp của Aragonite

Đá Aragonite có nhiều công dụng nổi bật trong ngành công nghiệp như làm cát tinh khiết, chứa ít tạp chất silic hoặc bụi. Ngoài ra, viên đá này còn được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp như làm thức ăn chăn nuôi hoặc rải ruộng.

Trong nuôi cá, đá Aragonite còn được dùng để tạo ra chất nền hữu ích, giúp duy trì độ pH của nước và còn được sử dụng để ngăn ngừa bệnh tật và cải thiện sử phát triển của bể cá.

Trong ngành khai khoáng, đá Hoa Ưu Đàm còn được sử dụng trong quá trình lọc than và khoan bùn, có công dụng như hoạt chất polymer. Đôi khi, viên đá này còn được sử dụng để tạo ra vật liệu xây dựng như xi măng hoặc Aragonite Oolitic, giúp tạo ra thuỷ tinh trong suốt.

Đá Aragonite ứng dụng trong công nghiệp

 

Trang sức gắn đá Aragonite

Sở hữu màu sắc độc đáo, trải dài từ không màu đến trắng, xám, vàng, nâu, xanh lục, xanh lam, đỏ hoặc màu oải hương nên đá Aragonite được ưa chuộng dùng để chế tác thành các loại trang sức như nhẫn, vòng tay, dây chuyền hoặc bông tai.

Để tăng thêm sự thu hút, quyến rũ và nổi bật cho trang sức, các nhà kim hoàn thường kết hợp viên đá này cùng với các kim loại quý như vàng vàng, vàng trắng, vàng hồng, bạc hoặc bạch kim.

Trang sức gắn đá Aragonite

 

Lịch sử đá Aragonite

Từ xa xưa, đá Aragonite được xem như một món bảo vật giúp điều trị bệnh. Người Mỹ bản địa cũng sử dụng viên đá này trong các nghi lễ, mang ý nghĩa thanh lọc và may mắn cho mọi người. Năm 1797, nhà địa chất người Đức, Abraham Gottlob Werner đã đặt tên cho viên đá này là Aragonite, theo địa điểm tìm thấy viên đá là Molina de Aragón ở Tây Ban Nha.

Lịch sử đá Aragonite

 

Quá trình hình thành đá Aragonite

Khác với các loại khoáng chất khác, đá Aragonite được hình thành thông qua quá trình địa chất và sinh học như bên trong các loại đá biến chất ở áp suất cao, sự lắng đọng canxi cacbonat hòa tan và nguội đi hoặc các suối nước nóng trong hang động đá vôi, mỏ quặng.

Viên đá này còn được hình thành thông qua quá trình chiết xuất bicarbonate, canxi từ môi trường xung quanh của động vật thân mềm và san hô. Aragonite rất cần thiết cho nhiều sinh vật biển và giúp cân bằng độ pH của đại dương. Tuy nhiên, quá trình axit hóa đại dương có thể gây hại cho khoáng chất này. Ngoài ra, đá Hoa Ưu Đàm cũng có thể biến đổi thành canxit, giúp bảo tồn hóa thạch và san hô trong nhiều thiên niên kỷ.

Quá trình hình thành đá Aragonite

 

Nơi khai thác Aragonite

Các nguồn cung cấp đá Aragonite có chất lượng đá quý hàng đầu là Séc, Đức và Áo. Trong khi các nguồn cung cấp đá Hoa Ưu Đàm bổ sung là Chile, Anh, Hy Lạp, Ý, Nhật Bản, Ma-rốc, Mexico, Namibia, Pakistan, Peru, Slovakia, Tây ban nha, Hoa Kỳ. Đặc biệt, Bohemia, Tây Ban Nha và Anh là các mỏ khai thác tinh thể Aragonite có độ trong suốt cao.

Nơi khai thác đá Aragonite

Comments are closed.