Đá Orthoclase có màu sắc trải dài từ không màu đến vàng, xanh lục, nâu, đen và hồng nhạt, nổi bật nhất là viên Orthoclase màu vàng sâm panh, có độ trong suốt và giá trị cao. Bên cạnh việc được dùng trong trang sức, Orthoclase còn được sử dụng phổ biến để làm thủy tinh hoặc gốm sứ.
Nội Dung Bài Viết
Đá Orthoclase là gì?
Đá Orthoclase hay còn được gọi là K-spar, là một loại đá bán quý thuộc khoáng chất Fenspat Kali và Tectosilicate, có màu nâu đậm tự nhiên. Những viên Orthoclase có màu vàng sâm panh và độ trong suốt cao thường được ưa chuộng, săn đón bởi những người yêu thích đá quý.
Đá Orthoclase còn là một viên ngọc quý của bang Florida, được sử dụng rộng rãi trong thủy tinh, gốm sứ hoặc mài làm đá vàng, tạo nên những món trang sức hoàn hảo.
Trên thị trường đá quý, Orthoclase thường bị nhầm lẫn với các loại đá quý màu vàng khác như thạch anh chanh, đá Citrine, đá Heliodor và đá Chrysoberyl. Các nhà kim hoàn thường phân biệt Orthoclase bằng tông màu vàng sâm panh và sự phân tách hoàn hảo, giúp cho viên đá này trở nên đặc biệt hơn.
Tính chất vật lý và tính chất hóa học của đá Orthoclase
Công thức hóa học | KAlSi3O8 |
Khoáng chất | Kali, Nhôm, Silicat và Oxy |
Màu sắc | Trải dài từ trắng đến không màu, xám, xanh lục, vàng, cam, đen, nâu và hồng nhạt |
Độ cứng | 6-6,5 điểm trên thang Mohs |
Độ bóng | Ánh thủy tinh đến ngọc trai |
Độ trong suốt | Trong suốt đến mờ đục |
Hệ tinh thể | Đơn tà hoặc lăng trụ |
Khối lượng riêng | 2,56-2,59 |
Chỉ số khúc xạ | 1,52-1,54 |
Sự phân tách | Hoàn hảo |
Màu vết vạch | Trắng |
Vết nứt | Không đều |
Đa sắc | Hiếm khi xuất hiện |
Huỳnh quang | Xuất hiện màu trắng vàng dưới tia SW-UV và màu đỏ dưới tia LW-UV |
Ý nghĩa và công dụng của đá Orthoclase
Đá Orthoclase được cho là có khả năng chữa bệnh hiệu quả, giúp hỗ trợ điều trị cải thiện tiêu hóa, tăng cường sức bền, bảo vệ nội tạng và củng cố thêm sức mạnh xương cho chủ nhân.
Nhiều người còn mang Orthoclase theo bên người để giúp điều trị các chứng mất ngủ, cơn ác mộng hoặc giải tỏa sự căng thẳng, áp lực trong công việc, cuộc sống.
Đá Orthoclase còn là biểu tượng của sự tự tin, tích cực, giúp chủ nhân chuyển hóa nguồn năng lượng tiêu cực, xoa dịu nỗi đau tinh thần, biết cách chấp nhận và dám đương đầu, đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.
Đá Orthoclase hợp mệnh nào?
Trong phong thủy, đá Orthoclase có khả năng mang đến sự tự tin, nguồn năng lượng mạnh mẽ, tầm nhìn và quyết định sáng suốt trong công việc cho các mệnh sau:
- Mệnh Kim: phù hợp với những viên đá Orthoclase màu vàng, nâu, trắng hoặc xám.
- Mệnh Mộc: phù hợp với Orthoclase màu xanh lục và đen.
- Mệnh Thủy: phù hợp với những viên đá màu đen, trắng và xám.
- Mệnh Hỏa: phù hợp với những viên đá màu xanh lục và hồng.
- Mệnh Thổ: phù hợp với những viên đá màu vàng, nâu hoặc hồng.
Đá Orthoclase hợp cung nào?
Đá Orthoclase không nằm trong nhóm các loại đá khai sinh truyền thống nhưng là một trong những viên đá quý dành cho cung Nhân Mã. Nguồn năng lượng của đá Orthoclase sẽ giúp chủ nhân có được sự kết nối với những người xung quanh, tạo nên sự tự tin, suy nghĩ tích cực và thu hút may mắn trong cuộc sống.
Với độ sáng như những tia nắng mặt trời, đá Orthoclase là một trong những sự thay thế hoàn hảo cho đá Topaz, được dùng làm viên đá kỷ niệm 23 năm ngày cưới truyền thống.
4 cách chăm sóc và bảo quản đá Orthoclase
Đá Orthoclase đạt 6-6,5 điểm trên thang đo độ cứng Mohs, có độ bền tương đối khá nên bạn cần chú ý 4 cách chăm sóc và bảo quản viên đá sau đây:
- Sử dụng xà phòng có nồng độ tẩy rửa thấp, nước ấm và bàn chải đánh răng mềm để loại bỏ các vết bẩn bám trên bề mặt đá Orthoclase. Sau đó, dùng khăn lông mềm để lau khô trang sức.
- Tránh sử dụng các loại hóa chất có nồng độ mạnh hoặc sóng siêu âm để vệ sinh viên đá, gây hư hỏng độ bền và màu sắc của đá quý.
- Luôn tháo trang sức đá Orthoclase khi tham gia các hoạt động thể chất mạnh, dễ ra mồ hôi như tập thể dục, bơi lội, làm vườn hoặc làm việc nhà.
- Bảo quản Orthoclase trong hộp đựng trang sức riêng biệt hoặc túi vải mềm, tránh xa các loại đá quý và trang sức khác.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đá Orthoclase
Màu sắc
Đá Orthoclase có nhiều màu sắc khác nhau, trải dài từ hồng nhạt đến không màu, vàng vàng, vàng sâm panh, vàng lục, xanh lục hoặc nâu. Những màu sắc của Orthoclase cũng ảnh hưởng đến giá trị của viên đá. Các viên đá Orthoclase màu sâm panh thường có xu hướng đắt nhất, trong khi những màu sắc còn lại sẽ có giá cả phải chăng hơn.
Giác cắt
Đá Orthoclase thường có đường cắt hoàn hảo, thể hiện độ sáng bóng và lấp lánh ánh vàng, gần như trong suốt. Những viên đá quý này thường thể hiện tính đa sắc ở các sắc thái màu vàng khác nhau, làm tăng thêm giá trị cho viên đá. Trong khi các viên Orthoclase có giá trị thấp sẽ được mài giác theo kiểu cabochon hoặc dùng làm đá thô.
Độ trong suốt
Đá Orthoclase thường có độ trong suốt cao, ít khi chứa các tạp chất có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, một số viên Orthoclase chứa tạp chất thạch anh hoặc plagioclase sẽ có giá trị thấp.
Đá Orthoclase có giá bao nhiêu?
Những viên đá Orthoclase thường có giá trị tùy thuộc vào màu sắc, độ tinh khiết, giác cắt và trọng lượng carat. Những viên có giá trị cao, phổ biến nhất là Orthoclase màu vàng hoặc vàng sâm panh với độ trong suốt cao. Còn những viên Orthoclase có màu xanh lục tương tự đá Prasiolite cực kỳ hiếm.
Các viên Orthoclase có vết cắt mặt thông thường dao động từ 7,30 đến 20 USD/ carat. Trong khi những viên có giác cắt ấn tượng hơn có thể lên đến 45 USD/ carat.
Thông thường, Orthoclase cabochon có giá phải chăng hơn, chỉ từ 0,20 USD/ carat. Đôi khi, các nhà kim hoàn còn sử dụng đá mặt trăng để làm giả Orthoclase cabochon. Các mẫu Orthoclase thô thường có giá khoảng 0,16 USD/ carat, do những mẫu vật này thường được trộn lẫn với thạch anh nên có giá thành phù hợp với đa số người mua.
Trang sức gắn đá Orthoclase
Đá Orthoclase có màu sắc và độ trong suốt gần như hoàn hảo, thường được dùng để chế tác thành các loại trang sức nổi bật như vòng tay, nhẫn, bông tai hoặc dây chuyền… cùng với các loại đá quý như kim cương, đá Tourmaline… và các kim loại quý như vàng vàng, vàng trắng, vàng hồng, bạc, bạch kim, tạo nên sự nổi bật và thu hút sự chú ý cho chủ nhân.
Lịch sử đá Orthoclase
Năm 1781, nhà địa chất Ermenegildo Pini đã phát hiện ra loại đá nhiệt độ thấp Orthoclase ở dãy Adula Alps của Thụy Sĩ. Viên đá này cũng có tên gọi theo nguồn gốc của tiếng Hy Lạp, bắt nguồn từ Orthos, mang ý nghĩa là đúng hoặc thể hiện sự phân cắt hoàn hảo theo góc 90 độ của đá Orthoclase.
Nguồn gốc đá Orthoclase
Đá Orthoclase được hình thành từ khi magma kết tinh thành đá lửa, giúp cho viên đá này trở thành tạp chất phổ biến trong nhiều loại đá lửa. Tinh thể Orthoclase cũng được tìm thấy trong các loại Fenspat khác như đá mặt trăng, đá Andesite, đá Granite và đá Ryolit.
Nguồn hình thành đá Orthoclase chính là một loại đá lửa đặc biệt, được gọi là Pegmatite, có màu hồng xám, chứa thạch anh và mica.
Địa điểm khai thác đá Orthoclase
Những loại đá Orthoclase trong suốt, có màu vàng nổi bật thường có nguồn gốc từ sỏi đá quý ở Miến Điện và Sri Lanka. Tuy nhiên, đây không phải là nơi duy nhất tìm thấy Orthoclase có chất lượng đá quý.
Các nguồn cung cấp Orthoclase phổ biến khác bao gồm:
- Thụy Sĩ: Vùng St. Gotthard là nơi cung cấp nhiều tinh thể Orthoclase mịn.
- Bắc Mỹ: Nguồn cung cấp Orthoclase được tìm thấy nhiều tại các địa phương của Mỹ và Canada.
- Madagascar: Viên Orthoclase lớn nhất được tìm thấy tại Madagascar, có trọng lượng 250 carat, hiện đang được trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian.
- Greenland: Nơi cung cấp các tinh thể Orthoclase màu nâu với độ trong suốt cao.
- Na Uy: Cung cấp một loại Orthoclase màu đỏ cam tuyệt đẹp, gọi là đá mặt trời Orthoclase, được khai thác từ Tvedestrand, Na Uy.
- Nga: Một tinh thể Orthoclase khổng lồ, có trọng lượng 100 tấn và dài gần 1 mét đã được tìm thấy tại dãy núi Ural của Nga.