Đá quý màu nâu mang sắc thái ấm áp và tinh tế, đại diện cho mệnh Kim và mệnh Thổ. Đá quý màu nâu phổ biến bao gồm: kim cương nâu, topaz nâu, tourmaline nâu, đá mắt mèo, và opal nâu …
Trước đây, đá quý màu nâu không phổ biến trong trang sức vì nhiều người cho rằng màu nâu không tinh khiết hoặc là sản phẩm lỗi của tự nhiên. Ngày nay, đá quý màu nâu đang dần khẳng định rõ vị trí của chúng khi ngày càng có nhiều người lựa chọn loại đá này.
Người tiêu dùng giờ đây không cứng nhắc chạy theo những viên kim cương không màu đắt giá nữa. Thay vào đó, họ đến với màu sắc đậm và độc đáo để tìm kiếm sự nổi bật. Trong khi các tông màu đá quý truyền thống vẫn còn khá phổ biến, nhiều người đã chuyển sang lựa chọn các loại đá quý trung tính và tinh tế hơn.
Nội Dung Bài Viết
Các loại đá quý màu nâu phổ biến nhất
Kim cương nâu
So với những loại kim cương màu với giá thành ngất ngưởng khác, kim cương nâu lại là loại kim cương màu có giá cả phải chăng tỷ lệ khai thác thành công cao hơn chiếm hơn 15% tổng số kim cương được khai thác. Gần 80% kim cương được khai thác ở mỏ Argyle của Úc có màu nâu.
Trước khi đóng mỏ Argyle đóng cửa vào năm 2020, nơi đây cung cấp trữ lượng kim cương nâu lớn cho toàn thế giới. Việc đóng cửa này dự đoán sẽ ảnh hưởng mạnh đến giá thành của kim cương nâu.
Đá Topaz nâu
Topaz nâu là loại đá quý có độ cứng tốt và thường mang màu vàng nhạt hoặc màu mật ong. Loại đá quý màu nâu này thường được cắt theo hình giọt nước, hình oval hoặc hình tròn để tối đa độ rực lửa. Dù vậy, viên đá vẫn có thể trông tuyệt đẹp với hình vuông hoặc hình chữ nhật.
Đá Tourmaline nâu
Tourmaline nâu có tông màu đỏ đậm hoặc nâu chocolate trong các viên mờ đục. Những viên đá màu nâu trong hơn sẽ nghiêng về phía vàng đậm. Giống như đá Andalusite, Tourmaline có tính đa sắc nên viên đá của bạn sẽ lấp lánh sắc màu khác nhau với từng người nhìn.
Đá Opal nâu
Đá Opal nâu có tên tiếng anh là Chocolate Opal, là một loại đá màu nâu đục và có thể phản chiếu mọi màu sắc trong quang phổ ánh sáng. Những viên đá này mang vẻ đẹp độc đáo, phá cách và hiện đại.
Đá Hessonite Garnet
Hessonite Garnet là một loại đá có khả năng phản chiếu rất tốt với ánh sáng màu nâu đỏ đậm. Loại đá quý màu nâu này có được sắc thái đặc trưng dựa vào manga. Hessonite có nhiều tông màu khác nhau và có thể từ trong suốt đến mờ đục. Hessonite Garnet là một loại thạch anh đa dạng và khá cứng, đôi khi được gọi là “đá quế”.
Đá Garnet đổi màu
Garnet đổi màu là một dạng đá Garnet hiếm được sản xuất từ hỗn hợp giữa Spessartite và Pyrope. Loại đá này có nhiều màu sắc nhưng loại phổ biến nhất là Garnet xanh nâu hoặc màu đồng sẽ chuyển sang màu đỏ xám hoặc hồng dưới ánh đèn sợi đốt.
Đá mắt hổ
Đá mắt hổ (Tiger’s eye) là một loại đá quý nổi tiếng và dễ tìm, có ý nghĩa tâm linh quý giá. Thường ở dạng mờ đục nhưng đá mắt hổ vẫn có thể ở dạng trong suốt. Với cấu trúc độc đáo của các lớp chatoyancy, loại đá quý màu nâu đặc biệt này có các mẫu hoa văn phong phú.
Đá mắt hổ có độ bền đủ dùng để làm trang sức và được cắt theo các hình dáng nhỏ gọn, tinh tế.
Đá Jasper nâu
Jasper là loại đá đẹp mang tính độc quyền về nhiều khía cạnh. Loại đá này không có dạng trong suốt hay các sọc và đốm như đá quý thông thường khác. Chúng được cấu cấu tạo từ 20% khoáng chất ngoại lai, như đất sét hoặc hematit. Các tạp chất này khiến Jasper có nhiều màu sắc khác nhau.
Đá Zircon nâu
Đá Zircon là một lựa chọn ít tốn kém hơn kim cương nhưng chúng cũng có những đặc điểm độc đáo riêng. Loại đá này có rất nhiều màu sắc, là một loại đá quý đẹp, sáng, có vẻ lấp lánh rất giống kim cương và mang ý nghĩa lịch sử lâu đời.
Đá mã não lửa
Mã não lửa (Fire Agate) là một loại thạch anh quý hiếm và không phổ biến trong đồ trang sức vì việc chế tác chúng rất khó khăn, cần một thợ kim hoàn trình độ cao do đó giá thành cũng cao.
Giống như tên gọi, mã não lửa có màu nâu mờ phản ánh những tia lửa đỏ nâu, cam nâu hoặc vàng vàng.
Đá Apatite mắt mèo
Đá Apatite mắt mèo (Cat’s eye apatite) là một loại đá mềm và có hoa văn đặc biệt gọi là hiệu ứng mắt mèo. Màu nâu là màu sắc phổ biến nhất của loại đá này nhưng giá trị của chúng nằm ở hiệu ứng mắt mèo (gọi là chatoyancy). Hiệu ứng càng rõ ràng thì viên đá càng có giá trị. Loại đá quý màu nâu này thường được cắt theo hình cabochon để phô diễn hiệu ứng này một cách tốt nhất.
Đá Andalusite
Đá Andalusite là một loại đá quý màu nâu tuyệt đẹp có tính đa sắc (khả năng phản chiếu các màu sắc khác nhau tùy thuộc vào ánh sáng và góc độ người nhìn). Loại đá quý màu nâu này có nhiều sắc thái màu khác nhau với độ trong từ mờ đục đến gần như trong suốt.
Đá Andalusite có giá cả thấp nhưng những viên đá trong suốt lại có giá thành cao hơn khá nhiều. Điều tuyệt vời nhất của Andalusite là loại đá này kết hợp đa dạng sắc màu nên sẽ không thể tìm thấy hai viên Andalusite giống nhau hoàn toàn.
Đá Axinite
Đá Axinite là một loại đá quý màu nâu hiếm có với vẻ trong suốt và độ bóng đẹp như thủy tinh. Trong các loại đá quý màu nâu, Axinite có tính áp điện và hỏa điện cao (khả năng tạo hiệu điện thế nhiệt độ của vật liệu khi được làm nóng/ lạnh). Axinite có thể tạo ra dòng điện dưới nhiệt độ cực cao hoặc nhiệt độ cực thấp và cũng tạo ra dòng điện dưới áp suất lớn.
Đá Enstatite
Đá Enstatite khá mềm nhưng là loại đá quý chất lượng hiếm có. Loại đá này có dạng trong suốt với màu sắc phổ biến nhất là nâu hoặc xanh lục vàng, nếu chứa cặn sắt, chúng sẽ có màu vàng óng. Loại đá quý màu nâu này rất mỏng manh nhưng nhiệt độ nóng chảy của nó lại rất cao.
Đá Mahogany Obsidian
Mahogany Obsidian là một loại đá tương đối mềm, có vân màu đen và nâu đỏ đẹp mắt. Một số có họa tiết sọc thay thế. Loại đá màu nâu này được hình thành khi dung nham nguội đi. Mang nhiều đặc tính của đất, Mahogany Obsidian phổ biến nhất trong đồ trang sức độc đáo mang phong cách phóng khoáng và mạnh mẽ.
Đá Sillimanite
Sillimanite có hai loại chính: Sillimanite trong suốt và Sillimanite mắt mèo. Sillimanite trong suốt thường ít sử dụng và khá hiếm. Mặt khác, Sillimanite mắt mèo thường có màu trắng đục và màu nâu sẫm.
So với đá Apatite mắt mèo, Sillimanite có tông màu sậm hơn nhiều, mờ đục hơn và có độ tương phản cao hơn giữa mắt mèo và phần còn lại của đá.
Đá Sphalerite
Sphalerite là một loại đá thủy tinh màu, có khả năng phản chiếu ánh sáng cực cao đến mức chói lọi. Sphalerite thường có tông màu đỏ rực nhưng có thể có các tông màu nâu, cam, vàng, hoặc thậm chí là xanh lục và xanh lam.
Những viên đá màu nâu của Sphalerite, cũng như tất cả màu sắc khác, có độ bóng tuyệt vời. Tuy nhiên, chúng lại được săn đón chủ yếu bởi các nhà sưu tập đá quý do độ mềm không phù hợp để làm trang sức.
Đá thạch anh khói
Thạch anh khói còn được biết đến rộng rãi với tên gọi Smoky Quartz, à một loại đá quý trong suốt phổ biến, có giá cả phải chăng với nhiều màu sắc từ gần như đen đến nâu. Loại đá quý màu nâu này được sử dụng dưới nhiều mục đích khác nhau từ hàng ngàn năm trước.
Giống như thạch anh tím, thạch anh vàng hay thạch anh hồng,…, thạch anh khói cũng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực trang sức phong thủy nhờ chứa đựng nguồn năng lượng dồi dào từ thiên nhiên. Loại đá quý này có độ tinh khiết tốt và gần như không chứa tạp chất nên đôi khi thạch anh khói cũng là một lựa chọn thay thế hợp lý cho kim cương nâu.
Sở hữu độ trong suốt hoàn hảo và độ cứng khá tốt, thạch anh khói phù hợp với nhiều kiểu cắt khác nhau như: hình tròn, kiểu cắt emerald, kiểu cắt hình giọt nước,… Đặc biệt, kiểu cắt cabochon có thể giúp viên đá tôn lên vẻ đẹp tựa thủy tinh óng ánh. Ngoài ra, một số tượng nhỏ hoặc đá chạm khắc cũng được làm từ loại đá quý màu nâu này.
Đá Sard
Đá Sard là một loại đá quý bán phổ biến, được hình thành trong dung nham và được đưa lên bề mặt sau khi nguội đi. Loại đá này có dải màu sắc từ nâu đỏ đến nâu hơi sậm, thường khiến nhiều người nhầm lẫn với đá Onyx và đá Carnelian do màu sắc và hoa văn bên ngoài. Tuy nhiên đá Sard không có dải màu và có màu sắc tối hơn nhiều.
Đá Sard được sử dụng rất lâu từ thời cổ đại với nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy theo mỗi nền văn hóa nhất định. Đây cũng là loại đá từng được nhắc đến trong Cựu Ước của kinh thánh.
Việc bảo quản viên đá quý màu nâu này khá đơn giản và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần lưu ý là không làm sạch đá Sard dưới sóng siêu âm hay các chất tẩy rửa siêu âm là được.
Lựa chọn trang sức phù hợp với đá quý màu nâu
Đá quý màu nâu có thể làm nổi bật bất kỳ kiểu kim loại nào, từ vàng vàng, vàng 10K, vàng 14K, vàng 18K, vàng tây, vàng trắng cho đến bạch kim, bạc ta, bạc 925, bạc 950,… Tông màu trung bình của kim cương nâu sẽ trở nên sang trọng và tinh tế với các thiết lập màu vàng trong khi Citrine và Topaz sẽ sáng và trở nên vương giả khi kết hợp với bạc.
Mặc dù không phổ biến nhưng vàng hồng có thể được chọn để tăng thêm độ đậm màu cho đá quý màu nâu. Những viên có tông màu đỏ hơn như Garnet đổi màu sẽ trở nên nổi bật và độc đáo trong loại thiết lập này.
Đá quý màu nâu hợp với màu da nào?
Đá quý màu nâu có gam màu trung tính với rất nhiều sắc thái để phù hợp với mọi màu da. Tông màu ấm sẽ hợp với màu nâu thuần trong khi tông màu lạnh có thể trở nên nổi bật với những viên đá mang tông màu mật ong như hổ phách và nâu khói.