Đá Sillimanite cover

Đá Sillimanite: 1 viên đá mắt mèo dạng sợi quý hiếm

Đá Sillimanite là một loại Aluminosilicate có hai hình dáng phổ biến như đá mắt mèo hoặc đá quý thông thường với màu trắng, vàng và xanh lục. Sillimanite thuộc cùng nhóm khoáng chất với đá Kyanite và Andalusite. Do độ hiếm và yêu cầu cao trong quá trình mài giác, viên đá này được ưa chuộng dùng để chế tác thành vật phẩm trưng bày.

 

Đá Sillimanite là gì?

Đá Sillimanite là một loại đá bán quý thủy tinh, được biết đến với các tên gọi khác như Fibrolite, Monrolite, Bamlite hay Bucholzite. Viên đá này có hình dáng và màu sắc độc đáo, trải dài từ trắng đến vàng, xanh lục nhưng lại được ưa chuộng sử dụng trong công nghiệp.

Đá Sillimanite được dùng để chế tác thủy tinh, gốm sứ, sản xuất kim loại, xi măng, kính cường lực công nghiệp, gạch nhôm hoặc dùng để nấu chảy sắt và thép.

đá Sillimanite là gì

 

Tính chất vật lý và tính chất hóa học của đá Sillimanite

Công thức hóa học Al2SiO5, Al2SiO3 hoặc Al2(SiO4)O
Màu sắc Không màu, trắng, xám, vàng, nâu, xanh lục, xanh lam và xanh tím.
Độ cứng 6,5-7,5 trên thang đo Mohs
Cấu trúc tinh thể Trực thoi
Độ bóng Ánh thuỷ tinh
Trong suốt Trong mờ
Khối lượng riêng 3,23-3,27
Chỉ số khúc xạ 1,65-1,68
Sự phân tách Hoàn hảo
Màu vết vạch Trắng
Vết vỡ Không đều
Đa sắc Xuất hiện ở những viên đá xanh lam hoặc xanh lục
Huỳnh quang Xuất hiện màu xanh và đỏ

 

Ý nghĩa và công dụng của đá Sillimanite

Đá Sillimanite là biểu tượng của sự hạnh phúc, giúp chuyển hoá năng lượng tiêu cực, tăng thêm sự lạc quan, vui vẻ và tạo sự phấn khích trong cuộc sống. Viên đá này còn có công dụng hỗ trợ sự hài hoà cảm xúc, xoá bỏ những suy nghĩ tiêu cực và giúp chủ nhân đưa ra quyết định dễ dàng hơn trong mọi vấn đề.

Nhiều người còn sử dụng đá Sillimanite trong quá trình chữa bệnh như hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến mắt, tim mạch, tuần hoàn máu, hỗ trợ tiêu hoá, hen suyễn và chống lão hoá.

Ý nghĩa và công dụng của đá Sillimanite

 

Đá Sillimanite hợp mệnh gì?

Theo phong thủy, đá Sillimanite đại diện cho sức mạnh ý chí, trí tuệ, hạnh phúc, sự thành công và bình an cho những người thuộc các mệnh sau:

  • Mệnh Kim: Phù hợp với những viên đá Sillimanite màu vàng, nâu, trắng hoặc xám.
  • Mệnh Mộc: Thích hợp với những viên đá màu xanh lam, xanh lục và xanh tím.
  • Mệnh Thủy: Thích hợp với các viên đá màu trắng, xám hoặc xanh lam.
  • Mệnh Hỏa: Phù hợp với các viên xanh lục và xanh tím.
  • Mệnh Thổ: Phù hợp với những viên đá màu vàng, nâu.

đá Sillimanite hợp mệnh gì

 

Đá Sillimanite hợp với cung nào?

Đá Sillimanite thuộc một trong các viên đá khai sinh dành cho tháng 5, tượng trưng cho hành tinh mặt trăng và là đá hỗ trợ cho cung Bạch Dương. Viên đá này sẽ giúp chủ nhân có được tầm nhìn xa, cân bằng cảm xúc, phát triển sự thành công, thu hút tài lộc và phát triển các khả năng lãnh đạo mạnh mẽ.

đá Sillimanite hợp cung gì

 

4 cách chăm sóc và vệ sinh đá Sillimanite

Đá Sillimanite đạt 6,5-7,5 điểm trên thang đo độ cứng Mohs, có độ bền tương đối khá nên được sử dụng làm đồ trang sức đá quý hoặc vật phẩm trưng bày phổ biến. Để viên đá luôn giữ được màu sắc và độ bền lâu dài theo thời gian, bạn cần chú ý 4 cách chăm sóc sau đây:

  • Dùng nước sạch, xà phòng có nồng độ thấp và bàn chải lông mềm để vệ sinh các vết bẩn bám trên đá Sillimanite, sau đó lau khô bằng khăn mềm.
  • Tránh để Sillimanite tiếp xúc trực tiếp với các loại hoá chất tẩy rửa nồng độ cao.
  • Tránh đeo trang sức đá quý khi tham gia các hoạt động cường độ cao như chơi thể thao, làm vườn hoặc dọn dẹp nhà cửa.
  • Bảo quản Sillimanite trong hộp đựng trang sức có lót vải, đặt cách xa các loại đá quý khác.

Cách chăm sóc và bảo quản đá Sillimanite

 

Yếu tố đánh giá chất lượng của đá Sillimanite

Màu sắc

Đá Sillimanite nổi bật với các màu sắc như không màu, trắng, vàng, xanh lục hoặc xanh lam. Trong khi các viên Sillimanite mắt mèo thường có màu xám, nâu, tím, xanh lục hoặc vàng.

Những viên Sillimanite không màu được hình thành do không chứa các tạp chất bên trong. Các viên đá Sillimanite trải qua quá trình truyền điện tích từ sắt sang titan sẽ xuất hiện màu xanh lam hoặc tím. Những viên đá màu vàng và xanh lục được hình thành từ các nguyên tố sắt hoặc crom, trong khi các viên màu nâu được hình thành từ sắt.

Các viên đá Sillimanite có màu sắc hiếm như xanh tím, xanh lam hoặc không màu sẽ có độ bão hòa từ trung bình đến cao, làm tăng giá trị đá quý.

Màu sắc đá Sillimanite

 

Giác cắt

Đá Sillimanite được xếp loại là viên đá quý khó mài giác nhất do khả năng phân tách hoàn hảo và độ bền giòn. Quá trình mài giác của viên đá này thường yêu cầu thợ cắt có tay nghề cao, cũng như sự tỉ mỉ để tạo nên viên đá hoàn mỹ nhất.

Đá Sillimanite được ưa chuộng cắt theo hình bầu dục hoặc các mặt cắt lạ mắt, tạo nên giá trị cao. Các viên Sillimanite mắt mèo thường được cắt theo kiểu cabochon, hạt và chạm khắc phổ biến. Tuy nhiên, những viên Sillimanite có kích thước nhỏ gọn thường không được trải qua quá trình mài giác.

Giác cắt đá Sillimanite

 

Độ tinh khiết

Tương tự các loại đá quý cùng nhóm khoáng chất, đá Sillimanite có độ tinh khiết thuộc nhóm đá quý loại II, chứa một số tạp chất có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên các tạp chất như tinh thể sợi kim thường không được ưa chuộng.

Đá Sillimanite mắt mèo có ánh sáng từ các thể vùi song song như Ilmenite, Hypersthene hoặc Rutile, tạo màu đen độc đáo. Hầu hết, các tinh thể Sillimanite đều có độ trong mờ và những viên đá mắt mèo thường có màu đục, trong khi các viên Sillimanite trong suốt hoàn toàn rất hiếm với giá trị cao.

Độ tinh khiết đá Sillimanite

 

Trọng lượng carat

Đá Sillimanite được mài giác thường có trọng lượng dưới 5 carat nhưng rất hiếm. Những viên đá mắt mèo có trọng lượng lên đến 10 carat, đặc biệt những viên đá được dùng để trưng bày có thể lên đến 35 carat.

Kích thước của Sillimanite cũng có thể phụ thuộc vào nguồn gốc khai thác. Các viên đá được tìm thấy tại Myanmar và Kenya đều có chất lượng tương tự nhưng các viên đá được tìm thấy tại Kenya thường có kích thước nhỏ hơn.

Trọng lượng đá Sillimanite

 

Giá trị đá Sillimanite

Do độ hiếm và độ khó trong quá trình mài giác, đá Sillimanite thường được bày bán với giá trị cao. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm thấy những tinh thể Sillimanite có giá rẻ hơn so với các loại đá quý phổ biến khác.

Đá Sillimanite được mài giác thường bán với giá 18-95 USD/ carat, các viên đá quý trong suốt có màu xanh lục tươi sáng có thể có giá từ 200-400 USD/ carat. Những viên đá Sillimanite mắt mèo được cắt theo kiểu cabochon có giá dao động từ 4-11 USD/ carat với những màu phổ biến. Còn các màu sắc hiếm hơn như trắng, nâu vàng, đỏ đậm hoặc cam có giá từ 12-25 USD/ carat.

Những chiếc nhẫn Sillimanite cabochon có đính vàng cổ sẽ có giá trị dao động từ 550 đến khoảng 2.300 USD/ carat. Nhẫn Sillimanite cabochon với thiết kế bạc sẽ có giá từ 40-200 USD và nhẫn Sillimanite thường sẽ được bán với giá 25-100 USD. Tuy nhiên, một vài chiếc nhẫn có đính vàng và các loại đá quý lớn có thể lên đến hơn 4.000 USD.

Mặt dây chuyền đính đá Sillimanite thường có giá cả phải chăng hơn, dao động khoảng 5-50 USD. Các sợi đính cườm có giá từ 8-10 USD và những sợi dây chuyền có lớp phủ bóng sẽ được bán với giá 30-60 USD.

Giá trị đá đá Sillimanite

 

Các loại đá Sillimanite

Loại đá Sillimanite duy nhất là Fibrolite hay còn được gọi là Sillimanite mắt mèo hoặc Sillimanite Chaoyant. Đá Fibrolite có hình dáng dạng sợi và hiệu ứng óng ánh như một tia sáng mắt mèo, cùng độ trong suốt đến mờ đục.

Hầu hết, những viên đá Sillimanite mắt mèo đều có ánh sáng phản chiếu màu bạc, trong khi màu sắc của viên đá có màu đỏ đen, nâu sẫm, xanh xám hoặc vàng, nâu cam. Những mẫu tinh thể Sillimanite có màu xanh tím được cho là viên đá quý hiếm nhất, được tìm thấy tại Sri Lanka và Myanmar.

Các loại đá Sillimanite

 

Trang sức gắn đá Sillimanite

Đá Sillimanite có màu sắc độc đáo, trải dài từ không màu đến vàng, trắng, xám, xanh lục và xanh lam, được ưa chuộng dùng để chế tác thành các loại trang sức đá quý nổi bật như mặt dây chuyền, dây chuyền, vòng tay, bông tai và nhẫn,… kết hợp cùng với các kim loại quý như vàng vàng, vàng trắng, vàng hồng, vàng 18K, vàng 14K, vàng 10K, bạc hoặc bạch kim, để tăng thêm sự quyến rũ, thanh lịch và nổi bật cho chủ nhân.

Trang sức đá Sillimanite

 

Lịch sử đá Sillimanite

Đá Sillimanite có bề dày lịch sử trải dài từ thời tiền sử cho đến nay. Ở thời kỳ đồ đá, Sillimanite được tìm thấy với kích thước nhỏ gọn và được chế tạo thành những lưỡi dao đánh bóng như những lưỡi dao làm từ Nephrite ở Pháp vào những năm 2010. Ngoài ra, người Mỹ bản địa còn sử dụng đá Sillimanite để chế tạo thành các công cụ thô sơ.

Năm 1972, nhà hóa học người Áo, Joseph Lindacker đã tìm thấy các mẫu vật Sillimanite tại Bohemia và đặt tên cho viên đá theo tiếng Đức là Faserkeisel, có nghĩa là sợi Silica. Đến năm 1802, nhà khoáng vật học người Pháp Jacques-Louis, Comte de Bournon đã tìm thấy tinh thể này tại miền nam Ấn Độ và đặt tên là Fibrolite.

Năm 1819, nhà khoa học người Đức, Tiến sĩ Rudolph Brandes đã mô tả và đặt tên gọi thứ ba cho Sillimanite là Bucholzite, mang ý nghĩa vinh danh người cố vấn của ông, một nhà hóa học nổi tiếng người Đức, Christian Friedrich Bucholz. Những mẫu vật mà Brandes mô tả có nguồn gốc từ dãy Tyrolese Alps với màu trắng xám và tông vàng.

Năm 1824, nhà khoa học người Mỹ George Thomas Bowen đã nghiên cứu mẫu vật từ Connecticut, Hoa Kỳ và đặt tên cho viên đá này là Sillimanite, vinh danh nhà địa chất và hóa học người Mỹ Benjamin Silliman, là giáo sư đầu tiên tại Đại học Yale giảng dạy về khoáng vật học.

Mặc dù có nhiều tên gọi và mô tả nhưng đá Sillimanite vẫn chưa được biết đến rộng rãi cho đến những năm 1990, khi một mỏ khai thác đá quý tại Ấn Độ xuất hiện một lượng lớn đá Sillimanite.

Lịch sử đá Sillimanite

 

Quá trình hình thành đá Sillimanite

Tương tự KyaniteAndalusite, đá Sillimanite được hình thành như một khoáng chất thứ cấp bên trong đá trầm tích, trải qua quá trình biến chất nhờ sự thay đổi nhiệt và áp suất.

Đá Sillimanite hình thành do nhiệt độ cao, trong khi đá Kyanite được hình thành do áp suất cao và đá Andalusite hình thành dưới áp suất, nhiệt độ thấp. Viên đá này thường được tìm thấy bên trong các loại đá biến chất cao cấp như đá phiến, đá Gneis, đá Granite hoặc đá Pelit.

Quá trình hình thành đá Sillimanite

 

Nơi khai thác Sillimanite

Các nguồn cung cấp đá Sillimanite có chất lượng tốt nhất là Myanmar, Sri Lanka và Kenya. Trong đó, Myanmar và Sri Lanka là nơi cung cấp Sillimanite mắt mèo có màu xanh xám đặc biệt. Đây cũng là hai mỏ khai thác đá Sillimanite có chất lượng mài giác hoàn hảo.

Một số tinh thể Sillimanite có kích thước lớn nhất đã được tìm thấy tại Nam Cực. Các nguồn cung cấp đá Sillimanite khác bao gồm Châu Úc, Áo, Brazil, Canada, Trung Quốc, Séc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Madagascar, Na Uy, Slovakia, Nam Phi, Thụy Điển, Tanzania, Ireland, Scotland và Hoa Kỳ.

Nơi khai thác đá Sillimanite

Comments are closed.